Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Hải Long - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Công tác phòng chống bệnh sởi

Đăng lúc: 10:08:10 27/10/2020 (GMT+7)
100%
Print

Tiêm vắc xin Sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh Sởi và các biến chứng của bệnh Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010 trên thế giới có khoảng 139.000 ca tử vong do bệnh Sởi (Cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh Sởi).
           Tại Việt Nam, Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước. Song đầu năm 2014 các tỉnh phía bắc bệnh Sởi đã diễn biến rất phức tạp, gây tử vong cho 03 trường hợp. Nhằm mục tiêu thanh toán bệnh Sởi vào giai đoạn 2017 đến năm 2020, Bộ Y tế đã tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella cho trẻ em sinh từ ngày 01/01/2000 đến 31/8/2013 vào tháng 3, 4 năm 2015 trên phạm vi toàn quốc. Song có thể bệnh Sởi có xu hướng quay lại theo chu kỳ 4-5 năm 1 lần.
          Tại Thanh Hóa theo trung tâm y tế dự phòng tỉnh từ đầu năm 2018 đến ngày 02/4/2018 đã ghi nhận 42 trường hợp mắc Sởi. Đặc biệt từ ngày 20/3/2018 đến này 02/4/2018 đã ghi nhận 34 bệnh nhân Sởi tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
          * Đối tượng dễ mắc bệnh Sởi.
          - Tất cả những người chưa có miễn dịch với Sởi đều có nguy cơ mắc bệnh Sởi.
          - Trẻ em dưới 9 tháng tuổi không có miễn dịch từ mẹ truyền sang và chưa đến tuổi được tiêm vắc xin Sởi.
          - Người đã tiêm vắc xin nhưng chưa đáp ứng miễn dịch
          - Người chưa từng mắc Sởi và chưa tiêm vắc xin Sởi trước đây Sống ở nơi có mật độ dân số đông đúc, trật trội.
* Dưới đây là một số nguyên nhân, đường lây, biểu hiện, biến chứng và phòng bệnh sởi:
- Nguyên nhân, đường lây.
          + Bệnh Sởi do vi rút Sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
          + Bệnh Sởi là bệnh rất dễ lây, những người chưa được tiêm vắc xin Sởi hay chưa từng bị mắc Sởi trước đó thì khả năng bị mắc bệnh Sởi là rất cao nếu có tiếp xúc với bệnh nhân Sởi.
          - Biểu hiện của bệnh Sởi.
         Trong vòng 7 - 21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sau:
          + Sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, ho, hắt hơi, sổ mũi, khản tiếng, có khi có ít đờm.
          + Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
          + Nôn trớ, đi ngoài phân lỏng.
          + Phát ban sẩn, màu đỏ hồng hay tía, mịn như nhung, không có nước, giữa các ban Sởi là khoảng da lành. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân, ban tồn tại 2 đến 3 ngày rồi lặn theo thứ tự như đã mọc.
         - Biến chứng của bệnh Sởi.
          Khi mắc bệnh do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ mắc các biến chứng như: Mù loà, tiêu chảy cấp, suy dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não… có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Mắc Sởi khi mang thai cũng có thể gây sẩy thai, đẻ non.
          - Phòng bệnh Sởi.
- Tiêm vắc xin Sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh Sởi và các biến chứng của bệnh Sởi. (Trẻ chưa tiêm phòng Sởi lịch cụ thể như sau: Trẻ đủ 9 đến 11 tháng tuổi tiêm mũi 1; trẻ đủ 18 tháng tuổi trở lên tiêm Sởi – Rubella mũi 2)
- Khi có người mắc Sởi cần cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban.
- Vi rút Sởi có khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp, nên khi có người mắc bệnh Sởi cần hạn chế tập trung đông người, tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Sử dụng biện pháp bảo vệ cá nhân như: Khẩu trang, hoá chất sát trùng, vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Cuối cùng xin kính chúc toàn thể nhân dân, các thầy cô giáo sức khỏe hạnh phúc, các em học sinh luôn vui – khỏe, chăm ngoan, học giỏi./.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289